Thông thường, vào khoảng tháng thứ 6-9 tháng, những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ mọc lên. Song, không phải trẻ nào cũng mọc răng đúng thời gian trên, có những trẻ đến gần 1 tuổi mà vẫn chưa mọc răng mà vẫn không có biểu hiện bệnh lý nào. Tuy vậy, nhiều khi chậm mọc răng lại kết hợp với các biểu hiện bệnh tật khác như chậm lên cân, chậm phát triển chiều cao… thì có thể là do trẻ bị bệnh còi xương. Răng mọc chậm còn có thể là nguyên nhân gây nên chứng suy dinh dưỡng cho trẻ không thể ăn thức ăn bên ngoài.
♪Nha khoa uy tín trên đường 3-2
♪Nha khoa uy tín trên đường An Dương Vương
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng do di truyền
Nguyên nhân chủ yếu trong việc bé chậm mọc răng là do yếu tố di truyền trong gia đình, dòng tộc. Nếu trong gia đình bạn có người từng chậm mọc răng, thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Bé đang nhận di truyền từ các thế hệ đi trước đó thôi.
Thời điểm sinh bé
Thời điểm sinh và môi trường sống của bé cũng quyết định thời điểm bé nhú chiếc răng đầu tiên. Em bé sinh đủ tháng hoặc quá ngày tháng sẽ có răng sớm hơn so với bé sinh thiếu tháng. Ví dụ, một em bé sinh non khi được 32 tuần (8 tháng) sẽ có răng muộn hơn khoảng 4 tuần so với các bé sinh vào thời điểm đã được 9 tháng 10 ngày. Những em bé sinh ra nhỏ bé, thiếu cân cũng sẽ mọc răng chậm hơn các bé bình thường.
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng từ những căn bệnh có ở trẻ
Hội chứng Down, tuyến yên hoạt động không bình thường, lớp phôi ngoài có những biến chứng… đều là những yếu tố dẫn đến việc bé mọc răng chậm. Tuy nhiên, những vấn đề này cần phải kiểm tra kỹ mới xác định được đúng nguyên nhân.
Những tổn thương bên ngoài và bệnh truyền nhiễm ở trẻ
Nếu răng bé có hiện tượng mọc không đều, chiếc cao chiếc thấp, phần nhiều là do răng đã chịu những ngoại lực tác động, dẫn đến các dây chằng hỗ trợ răng bị hỏng. Nếu nhìn từ bên ngoài, các bà mẹ có thể ngộ nhận hàm răng sữa của bé mọc cái nhanh cái chậm, nhưng thực tế, răng bé đã mọc đầy đủ, có điều cái nhô lên, chiếc nhún xuống. Điều này sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn sau này.
Nếu răng sữa của bé bị hỏng, gãy và phải nhổ trước khi nó tự lung lay đúng theo quy luật tự nhiên, lợi sẽ tự động sản sinh một mô liên kết che lấp vị trị lỗ hổng do chiếc răng sữa bị gãy tạo ra. Mô này sẽ ngăn cản sự thay răng của bé, là một trong những nguyên nhân bé thay răng chậm.
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng do bị thiếu canxi
Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa. Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ kém (nguyên nhân là do người mẹ ăn uống kiêng kem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn).
Bé hấp thụ quá nhiều photpho cũng có nguy cơ thiếu canxi. Bởi vì khi ấy sự hấp thụ canxi tự nhiên trong cơ thể bé sẽ bị sụt giảm.
Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ… Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.
Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể.
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng do bị còi xương
Bé bị còi xương có thể do thiếu vitamin D. Tình trạng này có liên quan đến giảm khả năng hấp thụ vitamin D ở bé. Thức ăn và ánh nắng mặt trời là 2 nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể. Trong đó, các loại thịt, cá, trứng, sữa thường dồi dào vitamin D hơn các loại rau, củ. Người mẹ cũng nên lưu ý rằng vì vitamin D là loại vitamin có khả năng tan trong dầu nên nếu chế độ ăn của bé không đủ chất béo thì vitamin D cũng khó hấp thụ.
Việc bổ sung vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết nhưng bạn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý cho bé dùng vitamin vì bé có thể bị ngộ độc do uống vitamin quá liều hoặc trong thời gian dài.
Các triệu chứng còi xương khác ở bé như thường xuyên quấy khóc khi ngủ; bé đổ mồ hôi trộm; lồng ngực lép, thóp rộng….
Trẻ chậm mọc răng do bị suy dinh dưỡng
Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng (Nếu trong vòng vài tháng liên tục bé không tăng cân), chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng… thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé thay vì ép bé ăn. Có thể tăng khẩu phần ăn cho bé nhưng nên từ từ. Mỗi tuần, bạn cho bé ăn nhiều hơn một chút. Bé 8-12 tháng tuổi có thể ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Bạn nên nấu kèm cháo với thịt (hoặc tôm, cua, cá, lươn), các loại rau (bồ ngót, rau dền…) để thay đổi khẩu vị cho bé. Mỗi tuần, bạn nên cho bé ăn thêm 2-3 bữa carrot hoặc bí đỏ. Nấu bữa nào, bạn nên cho bé ăn dứt điểm bữa đó; tránh hâm lại đồ ăn cho bé.
Trẻ chậm mọc răng thì phải làm sao?
Trong giai đoạn có thai và cho con bú, người mẹ nên ăn uống đa dạng và đủ chất. Tuyệt đối không nên ăn kiêng. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong đó can xi, vitamin… cho thai nhi.
Khi con yêu chậm mọc răng:
Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo…
Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Thường xuyên cho trẻ tắm nắng ban mai để tổng hợp vitamin D tự nhiên.
Thực đơn cho bé ăn dặm nên đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.
Lượng sữa cần thiết cho bé là khoảng 500-800ml mỗi ngày. Bạn cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua hoặc phômai.
Nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi: Bạn có thể ép lấy nước cho bé uống hoặc xay cả bã và cho bé dùng.
Ngủ đủ giấc và khuyến khích bé vận động cũng là biện pháp kích thích bé ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu, tránh ăn vặt.
Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.
Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.
Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ… và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.
Bạn có thể bắt đầu cho bé một tháng tuổi tắm nắng. Mỗi ngày khoảng 15-20 phút trước 9h sáng. Nên duy trì hoạt động tắm nắng cho bé liên tục hàng ngày.
Nên chú ý cung cấp đầy đủ chất đạm và nhất là đạm động vật chất béo trong quá trình ăn dặm của bé. Bạn nên nêm thêm dầu ăn trong bát bột (hoặc cháo) cho bé.
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng do di truyền
Nguyên nhân chủ yếu trong việc bé chậm mọc răng là do yếu tố di truyền trong gia đình, dòng tộc. Nếu trong gia đình bạn có người từng chậm mọc răng, thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Bé đang nhận di truyền từ các thế hệ đi trước đó thôi.
Thời điểm sinh bé
Thời điểm sinh và môi trường sống của bé cũng quyết định thời điểm bé nhú chiếc răng đầu tiên. Em bé sinh đủ tháng hoặc quá ngày tháng sẽ có răng sớm hơn so với bé sinh thiếu tháng. Ví dụ, một em bé sinh non khi được 32 tuần (8 tháng) sẽ có răng muộn hơn khoảng 4 tuần so với các bé sinh vào thời điểm đã được 9 tháng 10 ngày. Những em bé sinh ra nhỏ bé, thiếu cân cũng sẽ mọc răng chậm hơn các bé bình thường.
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng từ những căn bệnh có ở trẻ
Hội chứng Down, tuyến yên hoạt động không bình thường, lớp phôi ngoài có những biến chứng… đều là những yếu tố dẫn đến việc bé mọc răng chậm. Tuy nhiên, những vấn đề này cần phải kiểm tra kỹ mới xác định được đúng nguyên nhân.
Những tổn thương bên ngoài và bệnh truyền nhiễm ở trẻ
Nếu răng bé có hiện tượng mọc không đều, chiếc cao chiếc thấp, phần nhiều là do răng đã chịu những ngoại lực tác động, dẫn đến các dây chằng hỗ trợ răng bị hỏng. Nếu nhìn từ bên ngoài, các bà mẹ có thể ngộ nhận hàm răng sữa của bé mọc cái nhanh cái chậm, nhưng thực tế, răng bé đã mọc đầy đủ, có điều cái nhô lên, chiếc nhún xuống. Điều này sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn sau này.
Nếu răng sữa của bé bị hỏng, gãy và phải nhổ trước khi nó tự lung lay đúng theo quy luật tự nhiên, lợi sẽ tự động sản sinh một mô liên kết che lấp vị trị lỗ hổng do chiếc răng sữa bị gãy tạo ra. Mô này sẽ ngăn cản sự thay răng của bé, là một trong những nguyên nhân bé thay răng chậm.
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng do bị thiếu canxi
Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa. Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ kém (nguyên nhân là do người mẹ ăn uống kiêng kem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn).
Bé hấp thụ quá nhiều photpho cũng có nguy cơ thiếu canxi. Bởi vì khi ấy sự hấp thụ canxi tự nhiên trong cơ thể bé sẽ bị sụt giảm.
Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ… Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.
Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể.
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng do bị còi xương
Bé bị còi xương có thể do thiếu vitamin D. Tình trạng này có liên quan đến giảm khả năng hấp thụ vitamin D ở bé. Thức ăn và ánh nắng mặt trời là 2 nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể. Trong đó, các loại thịt, cá, trứng, sữa thường dồi dào vitamin D hơn các loại rau, củ. Người mẹ cũng nên lưu ý rằng vì vitamin D là loại vitamin có khả năng tan trong dầu nên nếu chế độ ăn của bé không đủ chất béo thì vitamin D cũng khó hấp thụ.
Việc bổ sung vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết nhưng bạn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý cho bé dùng vitamin vì bé có thể bị ngộ độc do uống vitamin quá liều hoặc trong thời gian dài.
Các triệu chứng còi xương khác ở bé như thường xuyên quấy khóc khi ngủ; bé đổ mồ hôi trộm; lồng ngực lép, thóp rộng….
Trẻ chậm mọc răng do bị suy dinh dưỡng
Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng (Nếu trong vòng vài tháng liên tục bé không tăng cân), chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng… thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé thay vì ép bé ăn. Có thể tăng khẩu phần ăn cho bé nhưng nên từ từ. Mỗi tuần, bạn cho bé ăn nhiều hơn một chút. Bé 8-12 tháng tuổi có thể ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Bạn nên nấu kèm cháo với thịt (hoặc tôm, cua, cá, lươn), các loại rau (bồ ngót, rau dền…) để thay đổi khẩu vị cho bé. Mỗi tuần, bạn nên cho bé ăn thêm 2-3 bữa carrot hoặc bí đỏ. Nấu bữa nào, bạn nên cho bé ăn dứt điểm bữa đó; tránh hâm lại đồ ăn cho bé.
Trẻ chậm mọc răng thì phải làm sao?
Trong giai đoạn có thai và cho con bú, người mẹ nên ăn uống đa dạng và đủ chất. Tuyệt đối không nên ăn kiêng. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong đó can xi, vitamin… cho thai nhi.
Khi con yêu chậm mọc răng:
Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo…
Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Thường xuyên cho trẻ tắm nắng ban mai để tổng hợp vitamin D tự nhiên.
Thực đơn cho bé ăn dặm nên đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.
Lượng sữa cần thiết cho bé là khoảng 500-800ml mỗi ngày. Bạn cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua hoặc phômai.
Nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi: Bạn có thể ép lấy nước cho bé uống hoặc xay cả bã và cho bé dùng.
Ngủ đủ giấc và khuyến khích bé vận động cũng là biện pháp kích thích bé ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu, tránh ăn vặt.
Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.
Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.
Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ… và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.
Bạn có thể bắt đầu cho bé một tháng tuổi tắm nắng. Mỗi ngày khoảng 15-20 phút trước 9h sáng. Nên duy trì hoạt động tắm nắng cho bé liên tục hàng ngày.
Nên chú ý cung cấp đầy đủ chất đạm và nhất là đạm động vật chất béo trong quá trình ăn dặm của bé. Bạn nên nêm thêm dầu ăn trong bát bột (hoặc cháo) cho bé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.