Hiện tượng vàng răng sữa ở trẻ

Ngoài ra, những chấn thương răng, lợi, trẻ bú bình hay sử dụng các loại thuốc có chứa sắt, sử dụng quá nhiều flo, trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ bị sâu răng, viêm nướu, người mẹ mang thai sử dụng các loại kháng sinh tetracyclin, minocyclin, oxytetracyclin và doxycyclin cũng gây ra hiện tượng răng ngả màu ở trẻ.


>>răng hàm của trẻ có thay không
>>chữa tủy răng cho bé


Nguyên nhân gây vàng răng sữa ở trẻ

Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị ngả màu thường do nhiều yếu tố gây nên, trong đó phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho vi khuẩn hay mảng bám hình thành trên bề mặt răng.

Men răng yếu (sinh ngà bất toàn hay thiểu sản men) làm cho men răng phát triển không đầy đủ, chất lượng men răng kém ảnh hưởng đến sự hình thành men răng ở trẻ.



Biện pháp khắc phục

Để khắc phục răng sữa ngả màu, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ, chải răng đúng cách, chải răng ngay sau khi ăn, không tự ý mua tetracyclin cho trẻ uống.



Thường thì bạn có thể loại bỏ những vết bẩn bằng cách đánh răng với một ít kem đánh răng dành cho người lớn hoặc một ít baking soda (bột nở) và nước. Nếu không có tác dụng, nha sĩ của bạn có thể loại bỏ các vết bẩn với các phương pháp chuyên nghiệp. Những vết bẩn không nhất thiết là dấu hiệu của sâu răng, nhưng việc tích tụ mảng bám trên răng có thể gây ra các bệnh về lợi.

Phòng răng sữa trẻ bị vàng


Chế độ ăn uống

Thức ăn cho trẻ phải cung cấp đầy đủ sinh tố A, C, D, các muối khoáng, canxi, magie,... để giúp răng phát triển, chất flour giúp cho cấu tạo răng bền vững.

Các sinh tố và muối khoáng trên có trong các loại rau, quả, củ, thịt, cá, tép, trứng, sữa, thức ăn biển như: Cá, cua, nghêu, sò...

Cần cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn bằng cách thay đổi món hàng ngày. Nếu trẻ chỉ ăn thịt, không ăn tép, cá, rau, củ... thì cấu tạo răng không bền mà sự phát triển của trẻ cũng kém, có thể đưa đến suy dinh dưỡng.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên từ rất sớm để ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Để tránh tạo ra chất acid làm hại men răng, phải giúp trẻ giữ cho miệng sạch, không còn mảnh thức ăn hay chất bột đường dính trên răng, bằng các cách sau:


Dùng bàn chải nhỏ (loại dành cho trẻ em), lông mềm và kem đánh răng không cay dùng cho trẻ con, tập cho trẻ chải răng sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Lúc đầu trẻ có thể không chịu, nhưng cứ kiên nhẫn, trẻ sẽ quen dần.

Trong lúc trẻ chưa đủ răng, chỉ mới mọc vài cái, thì dùng gạc quấn quanh ngón tay để rửa các bề mặt của răng sau khi ăn. Nếu trẻ còn bú bình ban đêm, thì sau khi bú sữa phải cho bé bú nước để rửa sạch răng miệng.

Phải tập cho bé có thói quen giữ vệ sinh răng miệng. Chính thói quen tốt này sẽ giúp bé giữ gìn cả răng sữa lẫn răng trưởng thành sau này.

Thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc trong giai đoạn này, đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi bị ốm cũng không nên dùng các loại thuốc tetraxelin, tránh gây hiện tượng vàng răng cho trẻ.

Không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ, không sử dụng quá nhiều flo.

Cho trẻ uống bổ sung sắt dạng sirô thì nên sử dụng ống hút để tránh thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng.

Đối với những trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm những bất thường ở răng và có biện pháp xử trí thích hợp.

Share on Google Plus

About Vỹ Seo

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.