Sâu răng bị sưng trong má phải làm gì để hết sưng ?

Chào bác sĩ, em bị sâu răng hàm, và đang bị sưng trong má mấy hôm nay rồi, ăn uống rất là khó khăn. Em muốn hỏi bác sĩ sâu răng bị sưng trong má phải làm sao? Vậy rất mong bác sĩ giải đáp chi tiết giúp để em sớm khắc phục ạ. Em cảm ơn! (Phạm Hoàng Anh – Hà Nội)

Trả lời :
Chào bạn Hoàng Anh !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Đau răng sưng má phải làm sao để điều trị” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.

Đau răng sưng má muốn điều trị có kết quả cần căn cứ vào tình trạng răng miệng thực tế của bệnh nhân như thế nào. Chỉ có thông qua thăm khám thì nha sỹ mới có một kết luận chính xác nhất về nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng gây sưng má. Bạn không thể phỏng đoán mà cần đến trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.


Xem thêm: 
>> Rang sau tu ben trong
>> sau rang co lay khong

Nguyên nhân gây đau răng sưng má


Chúng tôi xin đưa ra cho bạn một số những nguyên nhân cơ bản gây đau răng sưng má như sau:

+ Đau răng do sâu răng. Khi các vi khuẩn tồn tại trên răng quá nhiều sẽ tác động đến chất đường trên răng tạo ra các axit ăn mòn men với quá trình mất khoáng răng khá nhanh, tạo nên các lỗ sâu gây đau nhức dữ dội. Có khi cơn đau buốt lên tận óc và gây sưng má, thậm chí đau giật theo nhịp tim nếu bị viêm tủy.

+ Viêm nha chu: Khi viêm nướu không được điều trị, vi khuẩn trên mảng bám cao răng sẽ gây nên tình trạng tụt nướu, tạo nên các túi mủ trên răng, khiến cho phần nướu dần tách khỏi răng tạo nên những cơn đau buốt dai dẳng. Lâu ngày nếu không được điều trị thì nguy cơ răng bị lung lay và gãy rụng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

+ Mọc răng khôn: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cho bạn gặp phải tình trạng đau răng sưng má. Do răng mọc lệch mọc xiên gây nên nhiều viêm nhiễm và tác động đến răng kế bên mà gây nên những cơn đau nhức dữ dội kèm theo sốt. Hàm có dấu hiệu cứng lại, khó ăn nhai và má sưng to. Một số răng mọc ngầm bên trong xương hàm cũng gây nên những cơn đau nhức âm ỉ rất khó chịu.

Đau răng sưng má phải làm sao để điều trị cấp tốc? 2

Đau răng sưng má khả năng nhiều do răng khôn mọc lệch ra má

Do bạn không nói rõ khi này bạn đã mọc răng khôn hay chưa nên bác sĩ chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây đau răng sưng má cho bạn là gì. Vì thế, hãy sớm đến nha khoa KIM để được bác sĩ thăm khám miễn phí và tư vấn cụ thể nhé.

Đau răng sưng má điều trị như thế nào?


Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng mà nha sỹ sẽ có chỉ định điều trị chính xác nhất cho bạn.

+ Với trường hợp má sưng do mọc răng khôn thì có thể điều trị bằng cách nhổ bỏ nếu răng mọc lệch mọc ngầm hoặc sử dụng thủ thuật tách lợi nếu răng khôn mọc trùm lợi. Trong trường hợp răng khôn không nguy hiểm, răng khôn không mọc lệch thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh giảm đau tiêu sưng.

+ Nếu răng bị sâu nặng gây viêm nhiễm cả phần tủy thì việc điều trị răng có thể được thực hiện trước tiên bằng nội nha lấy tủy, nạo sạch vết sâu và tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ để tái tạo hình dáng cho răng. Sau khi làm sạch vết sâu và hàn trám thì cảm giác đau nhức cũng sẽ giảm dần. Bạn cũng có thể được chỉ định điều trị đau răng sưng má bằng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần thiết.

+ Khi răng bị viêm chóp hoặc viêm nha chu nặng thì nhất thiết cần điều trị sớm trước tiến bằng cách làm sạch cao răng, dùng thuốc điều trị và có thể xử lý bề mặt gốc răng cùng với việc ghép vạt nướu nếu cần. Bên cạnh đó là chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách.

+ Một số loại thuốc cũng thường được sử dụng để điều trị ngoại trú trong các trường hợp gây đau răng như: thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin và thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin… phối hợp với metronidazol (rhodogyl phối hợp: metronidazol và spiramicin). Các loại thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng làm giảm sưng và tiêu viêm khá hiệu quả. Sử dụng đúng liều lượng trong vòng 3-4 ngày, bạn sẽ thấy hiện tượng đau răng sưng hàm thuyên giảm hẳn.

Trên đây là giải đáp của bệnh viện chúng tôi về sâu răng bị sưng trong má, nếu bạn vẫn còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa KIM theo hotline 1900.6900 để nhận câu trả lời sớm và chi tiết. Cảm ơn bạn!

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.